Những cuộc thảo luận quan trọng xảy ra khi vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng, khi những người tham gia mang những quan điểm trái chiều và khi cảm xúc lên cao.
Trong những cuộc nói chuyện như vậy, người ta thường từ chối giao tiếp hoặc giao tiếp tệ. Chỉ có một số ít có thể thực sự thảo luận và nói chuyện thành công.
Điều đầu tiên mà nhóm cần phải có là sự chia sẻ về thông tin: quan điểm của các bên, tình hình chung... Càng nhiều thông tin mà cả nhóm biết được, càng dễ thảo luận và đưa ra quyết định càng chính xác.
Nhưng bắt đầu như thế nào: bằng cả trái tim, chân thành, và thật lòng. Bạn phải tập trung vào bản thân bạn trước, sau đó mới tới "chúng ta", chỉ có bạn là người bạn có thể điều chỉnh dễ dàng nhứt thôi. Hãy tập trung vào điều bạn thực sự muốn đạt được trong cuộc thảo luận, tránh cái bẫy lựa chọn: "đúng" hay "sai", "yên bình" hay "cãi vã", "thắng" hay "thua". Luôn có lựa chọn tốt hơn khi bạn suy nghĩ rành mạch và không để cảm xúc dẫn dắt.
Bạn cũng phải học cách quan sát: quan sát nội dung và hoàn cảnh cuộc tranh luận, quan sát khi cuộc nói chuyện trở nên nghiêm trọng, quan sát các vùng an toàn của các bên và quan sát khi họ bắt đầu chuyển chuyển sang im lặng hoặc bực dọc. Quan trọng nhất, là quan sát chính mình, bạn hành xử như thế nào?
Hãy xác định những điều kiện an toàn cho các bên có bị vi phạm không? Đôi bên có đang cùng chia sẻ một mục đích chung trong cuộc nói chuyện này? Bạn có tôn trọng đối phương không và có đang được tôn trọng?
Nếu bạn nghĩ mình đang không tôn trọng đối phương bằng việc bạo lực ngôn từ hay từ chối giao tiếp. Hãy nói xin lỗi, và đưa ra một cam kết chung để xoá bỏ những hiểu lầm và tạo ra một mục đích chung.
Điều này khá khó khăn, và cách để đạt được mục đích luôn là đi từ bản thân: bộ não bạn tạo ra những câu chuyện hư cấu mà nó nghĩ là sự thật. Hãy phân tích những câu chuyện bộ não tạo ra, câu chuyện ẩn sau những cảm xúc mạnh mẽ bạn có. Và cảm xúc tạo ra hành động. Biết được câu chuyện gốc rễ đó, bạn có thể đi tìm sự thật thực sự, và tạo ra một câu chuyện hợp lý hơn, nơi không có "nạn nhân", "kẻ ác", một câu chuyện có thể giải quyết chứ không phải vô vọng. Một câu chuyện như vậy, bạn có một chân trong vấn đề cần giải quyết, và đối phương là một con người bình thường, hành xử có lý do và có suy nghĩ. Từ đó bạn có thể đưa ra những hành động đúng đắn để đạt mục tiêu.
Để chia sẻ về một chủ đề khó nói, hay khi bạn quá chắc chắn về việc mình đúng, hãy nhớ các bước này:
- Chia sẻ những sự thật mà bạn thấy trước, không phải câu chuyện mang cảm xúc mà bạn nghĩ,
- Kể câu chuyện bạn nghĩ dưới góc nhìn của bạn, như nó là câu chuyện - không phải sự thật
- Hỏi đối tác về các sự thật và câu chuyện của họ. Hãy nghiêm túc và kiên nhẫn, sử dụng các kỹ năng lắng nghe để giúp đối tác tìm thấy sự thật trong câu chuyện:
- Hỏi: hãy cho thấy sự hứng thú của bạn với góc nhìn của họ
- Phản chiếu: lặp lại những gì họ nói để cho thấy sự tôn trọng và mở rộng cảm giác an toàn của đối phương
- Mồi: nếu đối phương quá im lặng hay tấn công, hãy đưa ra một số ý tưởng mồi tích cực để hỗ trợ họ bắt đầu.
- Dũng cảm nói chuyện và tạo vùng an toàn để đối tác có thể chia sẻ ý kiến khác với bạn, khi bạn bắt đầu chia sẻ, nhớ những điều này:
- Đồng ý những điểm trong góc nhìn của họ mà bạn cũng chia sẻ
- Xây dựng những điểm chung
- So sánh hai góc nhìn, đừng nói là họ sai, hãy chỉ ra những điểm khác biệt.
Bạn đã có công thức, giờ hãy thực hành. Nhớ là:
- Không có ai không thể thay đổi hay quá tệ đến mức không thể nói chuyện.
- Luôn bắt đầu từ bản thân mình trước
- Học cách quan sát
- Tạo môi trường an toàn để người khác có thể nói
Bắt đầu nào, cải thiện kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng để có cuộc sống hạnh phúc hơn đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét