Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

Truyện Khổng Ất Kỷ - Lỗ Tấn

Tôi vừa mới đọc truyện Khổng Ất Kỷ, sau khi nghe bài "Dương Quang Khổng Ất Kỷ" của Quỷ Sơn Ca.

Tôi thấy một cái luân hồi khác, đoạn đầu của chế độ mới là phân chia lại của cải, sau đó là phát triển và của cải quyền lực càng lúc càng tập trung, càng về sau thì khoảng cách giàu nghèo càng lớn và lớp dưới hoặc nội cuốn đau khổ hoặc nằm thẳng, bãi lạn.

Tôi nghĩ về những nước ít cuốn hơn như Mỹ Úc Canada và thấy họ cũng có tầng lớp nằm thẳng đó, những người vô gia cư sống qua ngày, những người nghèo phải so cuốn với dân nhập cư. Những người nhập cư vẫn bừng bừng phấn chấn vì họ vẫn thấy tương lai khi cố gắng, có lẽ cho tới đời thứ hai hoặc thứ ba tinh thần ấy mới giảm bớt. Khi mà trong tâm khảm lớp sau không có một cái "kém hơn" để so sánh.

Vấn đề này không phải mở rộng miếng bánh là có thể giải quyết, vì cuối cùng tư bản cũng sẽ tập trung ổn định vào một tầng lớp. Nó cũng không phải là chế độ tốt hơn có thể tránh khỏi. Chế độ tốt hơn có lẽ chỉ có thể giữ được "tỉ lệ tốt", dưới x% thất nghiệp, dưới y% của x% sẽ nằm thẳng và bãi lạn. và nếu x*y < ??? , họ lại có cuộc sống như thế nào thì ta có xã hội ổn định hạnh phúc?

Ở đây người "cố gắng" luôn chê người "không đủ cố gắng" và có kết quả thấp hơn mình. Nhưng mà "đủ" là một nguỵ mệnh đề. Bao nhiêu là đủ, vì kết quả cần phải so sánh với xã hội, thành ra luôn có người không đủ cố gắng bị chê trách, dù đó là người Úc nghèo ngày làm 6 tiếng hay là một công nhân đang hưởng phúc báo 996 ở thiên triều.

Cần có một chế độ xã hội vừa phải để cuộc sống thất nghiệp không quá túng quẫn, và không quá sung túc để giết mất tinh thần cầu tiến của họ. Và cần có một phương thức khác để hạnh phúc ngoài so sánh với tha nhân. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét