Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

Bookreview: Thế giới mạng lưới của Albert - László Barabási

 Khoa học mạng lưới - là ngành học về bản chất của hệ thống phức tạp, những kết nối của các thành phân cơ bản tạo nên nó, tạo thành một mạng lưới kết nối. Từ trong mạng lưới đó tính hệ thống xuất hiện, một tính chất mà không thể nhận ra khi nghiên cứu từng phần nhỏ của toàn thể. Mối liên hệ và tương quan đó, bản chất của mạng lưới bất ngờ có thể tìm thấy ở nhiều hệ thống khác nhau, từ các hệ sinh học, vật lý, hoá, cho tới các mạng lưới trừu tượng hơn như mạng lưới giao thiệp của con người, mạng lưới internet, mạng lưới kinh doanh kinh tế...

Cuốn thế giới mạng lưới là một bản khái quát về khoa học mạng lưới,  từ hệ thống mạng lưới ngẫu nhiên tĩnh cổ điển, cho tới mô hình động không tỉ lệ tương thích. Tác giả giới thiệu các topo của các mạng lưới khác nhau, phô diễn một số quy luật mà ta có thể gặp ở nhiều ngành: 80/20, ngưng tụ Bose- Einstein hay kẻ thắng ăn hết, kẻ mạnh càng mạnh, các nhóm môđun... Từ các hệ thống khác nhau rút ra quy luật của mạng lưới, và áp dụng vào giải thích các hiện tượng trong nhiều ngành: các virus và trào lưu, internet, việc hình thành của các tập đoàn khổng lồ, hay hệ thống cấp bậc và các cộng đồng trong lòng loài người.

Cuốn này làm tôi lại muốn học một xíu về AI, tự làm một mạng nơ ron xem mình có thể tới đâu?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét