Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Cắt giảm sản lượng

Giá bitcoin tăng mạnh trong những ngày qua, và lý do thường được anh em trích dẫn là sự kiện Bitcoin Halving ngày 12 tháng 5.

Trong thị trường, ngoài các yếu tố nội tại của tài sản, thì cung cầu là một động lực cơ bản điều khiển hành động của giá. Một sản phẩm nếu có nhiều người muốn nó hơn, giá sẽ tăng, nếu ít người muốn mua đi thì dĩ nhiên giá phải giảm. Ngược lại nếu sản phẩm đó được sản xuất ít hoặc nhiều hơn, nguồn cung thay đổi cũng khiến cho giá cả biến động.

Một ví dụ về điều khiển cung cầu là giá dầu, khi giá giảm, các nhà sản xuất muốn duy trì lợi nhuận phải đồng thời cắt giảm lượng sản xuất, khiến cho dầu khan hiếm và tăng giá lại.

Là một sản phẩm đặc biệt mà giá trị tương lai còn tranh cãi, bitcoin cũng không thoát khỏi quy luật cung cầu. Mỗi khi được thế giới quan tâm, bitcoin lên mãnh liệt, khi bị hắt hủi thì xìu xuống...

Tuy nhiên khác với các sản phẩm khác, sản lượng bitcoin được quy định sẵn trong mã nguồn của nó. Và các đợt cắt giảm được thực hiện 4 năm một lần, khi các thợ đào bitcoin bị cắt 1/2 nguồn thu nhập trên mỗi khối đào được. Người ta kỳ vọng là khi đào được ít hơn bitcoin, họ sẽ giữ lại chờ giá cao hơn. Họ cũng kỳ vọng ít hơn bitcoin được đưa vào thị trường sẽ làm nó trở nên quý hiếm hơn.

Vốn không thích cách mà các chính phủ, ngân hàng kiểm soát cung tiền và in tiền tạo ra lạm phát. Người sáng tạo bitcoin muốn có một đồng tiền mà nguồn cung hữu hạn và giảm theo thời gian. Quy trình in tiền mới được thực hiện khách quan trong thuật toán, và trong suốt đối với tất cả các bên tham gia.

Như vậy, Satoshi Namamoto đang sử dụng thuật toán thay cho chính sách, dùng công nghệ để khống chế bàn tay vô hình 😎

Notes:
Bài này không kèm theo đề nghị Long hay Short

Link theo dõi: https://www.bitcoinblockhalf.com/
Đọc thêm: https://en.bitcoin.it/wiki/Controlled_supply

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét